母語,是誰決定的? Ai định nghĩa tiếng mẹ đẻ?
https://www.facebook.com/share/1QCKZowdKj
從小在馬來西亞華人社會長大,唸華文小學,師長都會灌輸「 華語 (Mandarin) 」是華人的母語。
Từ nhỏ lớn lên trong cộng đồng người Hoa ở Malaysia, học tiểu học Hoa ngữ, thầy cô luôn truyền dạy rằng “Tiếng Hoa (Mandarin)” là tiếng mẹ đẻ của người Hoa.
我父親是馬來西亞華人,九〇年代到越南工作,我母親是越南人,我在越南河內出生,三歲前與外公外婆相處,牙牙學語時期學的第一門語言是越南語。隨父母移居馬來西亞後,父母之間依舊是用越南語溝通的,直到今天;因此越南語可以說是我很熟悉的語言,小時候每一天都會聽到的語言。我嬤嬤是廣府人,和父親溝通用的是廣東話的。
Bố mình là người Hoa Malaysia, những năm 90 sang Việt Nam làm việc. Mẹ mình là người Việt. Mình sinh ra ở Hà Nội, trước 3 tuổi sống cùng ông bà ngoại, ngôn ngữ đầu tiên học được trong giai đoạn hài nhi là tiếng Việt. Sau khi cùng bố mẹ chuyển đến Malaysia, bố mẹ mình vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt cho đến tận bây giờ. Vì vậy, tiếng Việt có thể nói là một ngôn ngữ mình quen thuộc, mỗi ngày thời thơ ấu đều nghe thấy. Bà nội mình là người Quảng Đông, khi nói chuyện với bố mình thì dùng tiếng Quảng Đông.
不過不管是父親、母親還是我嬤嬤,他們都會選擇用「華語」來和我溝通。只因這是華社的共同語言,華小教育的媒介語。
Tuy nhiên, dù là bố mình, mẹ mình hay bà nội mình, họ đều chọn dùng “Tiếng Hoa (Mandarin)” để giao tiếp với mình, chỉ vì đây là ngôn ngữ chung của cộng đồng Hoa và là ngôn ngữ trong trường học Hoa ngữ.
我的廣東話和越南語都是後天自學的,水平都不會比「華語」好。不過,我會把華語、越南語和廣東話都視為我的母語。呈現出一種多元認同的型態。
Tiếng Quảng Đông và tiếng Việt của mình đều là do mình tự học sau này, trình độ không thể tốt bằng “Tiếng Hoa”. Nhưng mình vẫn coi tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Quảng Đông đều là tiếng mẹ đẻ của mình. Đều này thể hiện ra một dạng nhận thức đa dạng về bản sắc.
(Cảm tưởng ngắn về một bài viết công luận tiếng Hoa trên Malaysia Kini, nói về định nghĩa của “ngôn ngữ mẹ”)